Đăng nhập/ Đăng ký
Tài khoản của bạn
Khóa học bạn đang mua

Đăng ký học ngay

0
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng của bạn!

Hướng dẫn sử dụng

Câu hỏi nghị luận văn học yêu cầu thí sinh nêu cảm nhận về tình cảm người cha dành cho con trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Trưa 2/6, 80.300 thí sinh tại TP HCM hoàn thành bài thi đầu tiên - Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT. Câu 3a với tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng được nhiều thí sinh lựa chọn cho phần nghị luận văn học.

Thí sinh Sài Gòn hào hứng với sức mạnh của tình cảm gia đình trong đề Văn.
Thí sinh Sài Gòn hào hứng với sức mạnh của tình cảm gia đình trong đề Văn. - 1
 

Tại điểm thi THCS Điện Biên (quận Bình Thạnh), thí sinh Trần Thị Quỳnh Vân nhận xét đề Ngữ văn có yêu cầu rõ ràng và khá hấp dẫn. Câu 1 đọc hiểu khá dễ để lấy được 2-2,5 điểm. Câu 2 sáng tạo khi đưa câu chuyện của những cái cây nhằm ẩn dụ cách hành xử của con người.

Riêng câu 3 với lựa chọn một trong hai đề được nữ sinh cho là hay nhất, bởi cả hai lựa chọn đều hấp dẫn. "Tuy nhiên em thích tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng hơn nên chọn câu 3a. Điểm thú vị của câu này là yêu cầu thí sinh liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc một tác phẩm khác để làm rõ sức mạnh của tình cảm gia đình", Vân nói.

Tương tự, thí sinh Đinh Đức Nam cũng chọn câu 3a và viết say sưa bởi cậu vốn yêu thích tác phẩm "Chiếc lược ngà". "Em liên hệ với bài thơ 'Nói với con' và 'Bếp lửa' để chứng minh cho luận điểm sức mạnh gia đình", Nam nói.

Thí sinh trao đổi sau giờ thi Ngữ văn tại điểm thi THCS Điện Biên. Ảnh: Mạnh Tùng.

Thí sinh trao đổi sau giờ thi Ngữ văn tại điểm thi THCS Điện Biên. Ảnh: Mạnh Tùng.

Thầy Võ Kim Bảo (giáo viên Văn trường THCS Nguyễn Du, quận 1) nhận xét đề Văn năm nay hay, khoa học, vừa sức và có tính phân loại cao. Câu 1 mang tính thời sự, ưu điểm là không đòi hỏi học sinh phải thuộc lòng. Trong đó, câu 1c hay nhất khi yêu cầu khả năng phân tích, tổng hợp; câu 1d cho thí sinh thể hiện quan điểm cá nhân, đòi hỏi người viết phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều.

Với câu 2, cách ra đề khá quen thuộc, không khiến học sinh bị bỡ ngỡ nhưng vẫn có sự sáng tạo. Yêu cầu của câu hỏi này khéo léo, qua cách lựa chọn của học sinh sẽ thấy được suy nghĩ, nhận thức của các em. Ngoài ra, việc cho phép lựa chọn một trong ba cách ứng xử để viết đã cho học sinh được bộc lộ quan điểm, thoát khỏi những ý giáo điều.

Ở câu 3a, theo thầy Bảo, đề cho phù hợp, bám sát chương trình, vừa sức với học sinh. Các câu hỏi tuy ngắn gọn nhưng bài làm của thí sinh chắc chắn sẽ có chất văn chương, dồi dào cảm xúc. Yêu cầu liên hệ để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình vừa mang tính thực tế, vừa có tính nhân văn và giáo dục.

Câu 3b với trích đoạn thơ "Liên tưởng tháng Hai" của Lưu Quang Vũ là một câu hỏi nâng cao nhưng không quá khó. "Thí sinh cần có năng lực cảm nhận, tổng hợp để phân tích, lý giải vấn đề. Câu hỏi này giúp thí sinh nhận ra giá trị của văn học nói chung và thơ ca nói riêng với đời sống", thầy Bảo nhận xét.

Chiều nay, thí sinh tại TP HCM sẽ làm bài môn Ngoại ngữ với thời gian làm bài 60 phút.

Mạnh Tùng

Không có bình luận nào của khóa học này.

Bình luận